Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế ?

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề hưởng thừa kế đối với con ngoài giá thú

Hỏi: Xin chào các Luật sư! Nhờ Luật sư tư vấn giùm em vấn đề như sau:

Em có 1 người bạn nữ (A), có quan hệ tình cảm với người con trai (B). A mang thai và sinh ra 1 cháu bé (C), nhưng sau đó B và gia đình của B bỏ mặc A và không muốn nhận C. Xin hỏi luật sư là nếu sau này B phân chia tài sản cho con cháu, thì C quay về có quyền được đòi phần của mình không? Em xin cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/06/2014;

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/11/2015.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, để xác định là con thì pháp luật thừa nhận dựa trên 2 quan hệ: quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi hợp pháp), mà không xác định là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Vì vậy, nếu sau này B chết, việc phân chia di sản của B được phân thành 2 trường hợp:

– Nếu B chết và để lại di chúc, trong di chúc không xác định để lại di sản cho C thì lúc này, nếu C thuộc vào trường hợp được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau thì C vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

  1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
  2. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  3. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

– Nếu B chết mà không để lại di chúc, lúc này di sản thừa kế của B sẽ được chia theo pháp luật, lúc đó, C được xác định là 1 người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và được chia 1 suất như Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 như trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *