Chưa đăng ký kết hôn có được giành quyền nuôi con?

Hỏi: Chào Luật sư. Em tên là Thực. Em có vấn đề cần luật sư tư vấn giúp em. Khi kết hôn 2 vợ chồng em đều 19 tuổi. Em vẫn chưa đăng ký kết hôn. Vợ em đã sinh 1 bé gái được 2 tháng tuổi. Hiện giờ 2 vợ chồng em xích mích không sống cùng nhau được nữa. Vậy xin luật sư tư vấn giúp: em có vi phạm gì không? và liệu em có quyền được nuôi con không ạ ? Em xin cảm ơn luật sư.

Đáp: Chào bạn. Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, cùng với những quy định của pháp luật, luật sư tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất: Việc kết hôn của bạn là không hợp pháp vì:

Điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định về điều kiện kết hôn như sau:

          “1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;…”

Như vậy việc kết hôn của 2 bạn không được pháp luật công nhận, tính đến thời điểm hiện tại khi chưa đăng ký kết hôn thì 2 bạn vẫn chưa phải là vợ chồng.          Đối với việc tổ chức kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định, căn cứ theo Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn, bạn có thể bị xử phạt như sau:

          “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.

          Thứ hai: Về việc giành quyền nuôi con

Tuy về mặt pháp luật, 2 bạn chưa được công nhận là vợ chồng, nhưng đều có trách nhiệm như nhau đối với con do 2 bạn sinh ra. Việc muốn giành quyền nuôi con, bạn cần làm theo thủ tục đăng ký nhận con được quy định tại Luật hộ tịch 2014, cụ thể như sau:

          “Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

          “Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

  1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

          Về căn cứ xác minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn về Luật hộ tịch:

          Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn về Luật hộ tịch

          “Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần có thủ tục chứng minh quan hệ cha-con, có thể là xét nghiệm AND. Sau đó, bạn làm thủ tục đăng ký nhận cha-con tại UBND xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú. Tại đó, bạn sẽ được cung cấp mẫu tờ khai theo quy định và được hướng dẫn làm thủ tục cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *